Top 10 lỗi phải tránh khi thi trắc nghiệm toán

Top 10 lỗi phải tránh khi thi trắc nghiệm môn Toán
 
 
  1. LỖI DO MÁY TÍNH CASIO 

Tình trạng học sinh quá tin tưởng vào máy tính và yên tâm dùng kết quả tìm được bằng thao tác máy tính, khiến các em mất điểm, đặc biệt là đối với bài toán tính tích phân hoặc tính giới hạn. 


  1. NHẦM LẪN CÁC LOẠI ĐIỀU KIỆN, CÁC KHÁI NIỆM

  1. Không đọc kỹ đề bài

Đây là lỗi rất nguy hiểm, ví dụ đề yêu cần tìm mệnh đề sai trong khi thí sinh lại đi tìm mệnh đề đúng. Thậm chí sướng run người khi tìm được 1 đáp án “đúng nhất” trong khi có tới 3 đáp án đúng luôn 

Đề cho đồ thị f’(x) lại nhầm thành đồ thị của f(x). 

Để tránh sai sót này, thí sinh nên gạch chân các từ quan trọng trong đề.

  1. Xét không hết các trường hợp

Chẳng hạn hệ số có tham số (xét bằng 0, khác 0), nghiệm của mẫu số cũng là nghiệm của tử số, thí sinh nên tự đặt câu hỏi: Đáp án có gây nhiễu không? Còn trường hợp nào khác không?

  1. Biến đổi sai, tính toán sai

Ví dụ chuyển vế không đổi dấu, bình phương không tương đương, không quan tâm đến cơ số khi giải bất phương trình mũ…Để khắc phục điều này, thí sinh nên có thói quen biến đổi 2 lần, kiểm tra lại tính toán ngay lúc đó hoặc thử lại bằng máy tính.

  1. Không đặt điều kiện

Lỗi này thường dẫn đến việc thừa nghiệm của phương trình, bất phương trình. Thí sinh nên có thói quen đặt điều kiện và giải đúng điều kiện trước khi biến đổi biểu thức đại số.

  1. Phân bổ thời gian không hợp lý

Nên làm câu dễ trước, câu khó sau, tránh mất thời gian vào các câu hỏi khó bởi tất cả các câu đều chỉ được 0.2 điểm, nên việc phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài thi là vô cùng quan trọng.

  1. Ngộ nhận về kết quả tổng quát khi mới biết trường hợp riêng

Khi giải phương trình, thí sinh tìm được 1 nghiệm và vội vã kết luận luôn, trong khi đó, có thể vẫn còn sót nghiệm.

  1. Không tô hết 50 câu

Dù làm được hay không, thí sinh cũng nên tô hết 50 câu trong phiếu trắc nghiệm. Áp dụng phương châm “Tô nhầm còn hơn bỏ sót”.

  1.  Lỗi tô mờ, tô sót hoặc tô 2 ô

Theo như video Top 10 điều bắt buộc phải biết khi thi trắc nghiệm thì loại bút chì được khuyến khích dùng để điền vào bài thi trắc nghiệm là bút chì 2B, 3B. 

Khi tô nhớ tô kín ô, khi tẩy nhớ tẩy thật sạch.

Một vài giải pháp xử lý lỗi thi Trắc nghiệm môn Toán.

✔ Học cẩn thận các khái niệm, các định lý toán học. Chú ý các điều kiện liên quan trong mỗi mệnh đề đúng đã biết để không bị lừa khi câu hỏi có nội dung gần giống với các mệnh đề đó nhưng điều kiện đã thay đổi

✔ Học cẩn thận các mệnh đề đúng về phương trình tương đương, hệ phương trình tương đương và bất phương trình tương đương. 

✔ Không ngộ nhận kết quả tổng quát thông qua một số trường hợp riêng. 

✔ Biến đổi biểu thức cẩn thận và tính toán cẩn thận. 

✔ Trong một số trường hợp, cần dùng máy tính bỏ túi để kiểm tra lại kết quả, chứ không quá phụ thuộc vào máy tính. 

✔ Với loại câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án gồm 1 phương án đúng và 3 phương án nhiễu như hiện nay, cần kết hợp cả việc loại trừ phương án nhiễu để tìm ra phương án đúng. 

✔Để khắc phục những sai lầm đó, ngoài những biện pháp đã nêu, các em học sinh rèn luyện các đức tính CẨN THẬN, TỈ MỈ, KIÊN TRÌ và đặc biệt là KHẮC PHỤC NHỮNG ĐIỂM YẾU TÂM LÝ KHI LÀM BÀI. Học sinh cần có thói quen “tự vấn”, “tự phản biện” khi làm bài để phát hiện và hạn chế tối đa các sai lầm mắc phải. 



 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài 8 Cầu thủ dự bị - Em lớn lên từng ngày - Tiếng Việt lớp 2

Tây Tiến: Học bài theo sơ đồ tư duy tây tiến

Sách đề thi FCE 5, FCE 6 và FCE 7 - Cambridge First Certificate in English 5, 6, 7